PU Foam (Polyurethane Foam) là loại vật liệu polymer được tạo ra từ phản ứng giữa hai nguyên liệu chính: Polyol và Isocyanate. PU Foam được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Cách nhiệt, cách âm, chống cháy lan trong xây dựng.
- Sản xuất nội thất, sofa, đệm ghế.
- Ngành ô tô, hàng hài, y tế.
Sự kết hợp giữa Polyol và Isocyanate trong PU Foam quyết định đặc tính, độ bền, tính cách nhiệt, cách âm và chống thấm của sản phẩm. Cụ thể như thế nào, Tân Phú Minh sẽ chia sẻ chi tiết hơn về 2 thành phần tạo PU Foam và cung cấp thêm một số thông tin về dòng vật liệu này.
Nội dung của bài viết
1. Polyol – Thành Phần Quan Trọng Tạo PU Foam
1.1. Polyol là gì?
Polyol là hợp chất hóa học có nhóm hydroxyl (-OH), đóng vai trò quan trọng trong phản ứng tạo PU Foam. Polyol giúp quyết định tính chất và kết cấu của PU Foam.
1.2. Phân loại Polyol
Trên thị trường hiện nay, Có 2 gốc Polyol được sử dụng đó là:
- Polyether Polyol: Tính linh hoạt cao, chống thấm tốt, dùng trong PU Foam mềm và cứng.
- Polyester Polyol: Độ bền cao, kháng hóa chất tốt, thích hợp cho PU Foam độ cứng cao.
1.3. Vai trò của Polyol trong PU Foam
Polyol kết hợp với Isocyanate để tạo PU Foam. Tỷ lệ Polyol quyết định:
- Độ bền và độ mềm của foam.
- Khả năng chống thấm nước, cách nhiệt.
- Độ dày và kết cấu bên trong foam.
2. Isocyanate – Thành Phần Không Thể Thiếu
2.1. Isocyanate là gì?
Isocyanate là hợp chất hóa học chứa nhóm isocyanate (-NCO), là thành phần chính phản ứng với Polyol để tạo PU Foam. Thành phần này có tác dụng đóng rắn, và số lượng mã Isocyanate luôn luôn ít hơn mã Polyol.
2.2. Các loại Isocyanate phổ biến
- MDI (Methylene Diphenyl Diisocyanate): Dùng cho PU Foam cứng, chống cháy tốt, cách nhiệt cao.
- TDI (Toluene Diisocyanate): Thích hợp cho PU Foam mềm, ứng dụng trong nệm, sofa, …
2.3. Phản ứng giữa Isocyanate và Polyol
Khi Isocyanate kết hợp với Polyol, phản ứng polymer hóa xảy ra, tạo PU Foam với tính chất cách nhiệt, cách âm, chống cháy.
3. Phụ Gia Quan Trọng Trong Quá Trình Tạo PU Foam
Thông thường các đơn vị thi công chỉ sử dụng mã 2 thành phần Polyol và Isocyanate để sản xuất PU Foam. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, các đơn vị sản xuất cần cho thêm chất phụ gia để đảm bảo tính chất của Foam. Dưới đây là 3 chất phụ gia quan trọng được sử dụng nhiều nhất:
- Chất tạo bọt: Quyết định độ dày và độ xốp của foam.
- Chất xúc tác: Điều chỉnh tốc độ phản ứng.
- Chất chống cháy: Nâng cao khả năng an toàn cháy nổ.
4. Ứng Dụng Của PU Foam Trong cuộc sống
PU Foam đạt nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng cách nhiệt vượt trội, cách âm hoàn hảo, độ bền cao, lớp thi công liền mạch, không mối nối, khe kẽ. Giải pháp phun PU Foam được ứng dụng phổ biến như:
- Xây dựng: Cách nhiệt nhà xưởng, kho lạnh, tường, mái.
- Nội thất: Nệm, ghế sofa, ghế ô tô.
- Công nghiệp: Cách âm, lớp bọc bảo vệ thiết bị.
Polyol và Isocyanate là hai thành phần cốt lõi trong quá trình sản xuất PU Foam. Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng giúp tăng tuổi thọ và hiệu quả cách nhiệt, cách âm tốt nhất. Đồng thời tối ưu chi phí cho đơn vị thi công và sản xuất.
Tân Phú Minh tự hào là đơn vị cung cấp hóa chất Polyol và Isocyanate hàng đầu tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được khảo sát, tư vấn và báo giá chi tiết cho từng loại công trình!
Hotline: 091 303 1283
Hoặc e-mail: tanphuminhcorp@gmail.com