fbpx

PU FOAM CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH LỰA CHỌN POLYOLS CHUYÊN DỤNG SẢN XUẤT PU FOAM

PU Foam cách nhiệt đang là một dòng vật liệu tiên tiến, ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành xây dựng, sản xuất tại Việt Nam. Nhờ vào những ưu điểm vượt trội và hiệu quả cao, vật liệu PU Foam đang chiếm vị thế số 1 trong tất cả các dòng sản phẩm trên thị trường hiện nay. Để hiểu thêm về PU Foam cách nhiệt, ưu, nhược điểm, ứng dụng và cách lựa chọn hóa chất Polyols để sản xuất Foam, hãy cùng Tân Phú Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

PU Foam cách nhiệt – Dòng vật liệu tiên tiến nhất hiện nay!

PU Foam cách nhiệt là gì?

PU Foam là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm 2 thành phần chủ yếu: Polyols và isocyanate, cùng một số chất xúc tác (nếu có) được phối trộn bằng thiết bị chuyên dụng. Cho ra sản phẩm có dạng bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không vị, màu trắng ngà.

PU Foam được tạo ra bởi sự liên kết siêu vững chắc, chống bào mòn, lấp đầy tất cả các kẽ hở từ các vị trí nhỏ nhất mà các vật liệu khác không làm được. 

PU Foam là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm 2 thành phần chủ yếu: Polyols và isocyanate

Quá trình sản xuất và thi công PU Foam là một quy trình khép kín bắt đầu từ lúc phối trộn 2 thành phần lỏng và cuối chu trình sẽ tạo ra sản phẩm bọt xốp PU Foam đóng rắn chỉ sau 10s trên bề mặt vật liệu. Lúc này bạn có thể chạm tay vào hoặc đi trên bề mặt bình thường. Độ dày của lớp PU Foam tùy theo yêu cầu của công trình.

Thông thường, phun PU Foam sẽ cần đến loại máy phun chuyên dụng có súng phun đặc biệt. Sản phẩm đầu ra ở súng phun là dạng bọt cứng và nhanh chóng tăng thể tích chỉ sau mấy giây (tùy theo loại phản ứng). 

Để sản xuất PU Foam cần đến loại máy phun chuyên dụng có súng phun đặc biệt

Những ưu điểm và nhược điểm của PU Foam cách nhiệt

Lớp bọt xốp PU Foam sẽ được phun đều lên trên bề mặt ở dạng lỏng, sau 2 – 3s, nó sẽ nở đều đến độ dày theo như bản thiết kế và nhanh chóng đông kết thành dạng bọt cứng chỉ sau 10s.

Lớp bọt xốp sẽ được phun đều lên trên bề mặt ở dạng lỏng, sau đó vài giây, nó sẽ đông kết thành dạng bọt cứng

Điều này đồng nghĩa là lớp PU Foam có khả năng tùy biến tạo thành một lớp cách nhiệt liên tục không mối nối. Do đó sản phẩm sẽ dễ dàng “lấp đầy” các khe kẽ, góc cạnh mà những vật liệu bằng tấm không thể thi công được.

Đặc điểm này chính là một ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những tổ hợp sản phẩm khác trên thị trường hiện nay.

Ưu điểm của PU Foam

Pu Foam được đánh giá là dòng vật liệu hiện đại với những ưu điểm nổi bật phải kể đến đó là:

  • Khả năng cách nhiệt tốt: Hệ số dẫn nhiệt của PU Foam thấp nhất trong tất cả các dòng vật liệu. Bên cạnh đó, phun PU Foam sẽ tạo thành một lớp cách nhiệt liên mạch, ko mối nối, giúp tiết kiệm lên tới 60% chi phí năng lượng.
  • Khả năng chống thấm tốt: Chất liệu PU Foam có cấu trúc ô kín, đáp ứng yếu tố không tan trong nước hay kháng hầu hết với các loại hóa chất (loại trừ axit) . Tỷ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín là 100%, tỷ suất hút nước <0,1% và cách ly được hơi nước qua đó giúp Foam Polyurethane có khả năng chống thấm cực tốt.
  • Tính năng biến tính chống cháy: PU Foam là vật liệu không bắt lửa, không không dẫn cháy. Sản phẩm tồn tại 1 số thành phần mà khi gặp nhiệt độ 800ºC – 1200ºC sản sinh ra CO2 sẽ dập lửa, nguồn lửa trong 0,7 giây. Hơn nữa, quá trình cacbon hóa bề mặt đã cũng sẽ giúp cho tính năng chống cháy được đạt đến cấp độ V0 theo UL94VB – cấp chống cháy cao nhất. 
  • Tăng độ bền của vật liệu khác: Khi được bảo vệ bởi lớp PU Foam, các vật liệu khác có thể tăng độ bền lên tới 300%.
  • Tùy biến trên mọi bề mặt công trình: Do đặc tính hóa biến tính từ dạng lỏng và đóng rắn nhanh nên PU Foam được phun trực tiếp trên hầu hết các bề mặt: thẳng đứng, vách ngăn, trần nhà, mái phẳng, nghiêng hay cong, các khe kẽ, …. mà không bị chảy. 
  • Độ bám dính tốt: Sản phẩm có độ bám dính hoàn hảo trên mọi bề mặt chất liệu như bê tông, kim loại, gỗ, tre, kính, … (loại trừ màng chống dính, nhựa PE, PP)
  • Tính năng siêu nhẹ: Bọt xốp PU Foam có trọng lượng nhẹ, cho phép giảm đến 49% tải trọng kết cấu và 36% tải trọng khối xây.
  • Sản phẩm có tuổi thọ cao: Được dùng trong các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ (từ – 50ºC đến 150ºC). Có sức mạnh về độ bền, tính đàn hồi và sự dẻo dai. Là vật liệu hữu cơ không chứa giá trị dinh dưỡng. Do đó nó không thu hút nấm, mối, loại gặm nhấm hoặc côn trùng. Trong phòng thí nghiệm của BASF mô phỏng quá trình gia tốc nhanh chóng đã chứng minh Foam PU thậm chí sau 70 năm không cho thấy sự suy giảm đáng kể nào.
  • Thân thiện với môi trường: Là vật liệu không mùi, không độc hại và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên do tiết kiệm năng lượng, giảm phát khí thải ra môi trường.

Nhược điểm của PU Foam

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, PU Foam còn có những mặt hạn chế như sau:

  • Thi công PU Foam yêu cầu hệ thống máy móc và thiết bị chuyên dụng và hiện đại.
  • Thợ thi công PU Foam phải được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao và lành nghề.
  • Giá thành của PU Foam cao hơn so với các dòng vật liệu truyền thống khác trên thị trường. Do đó, giải pháp thường chỉ được ứng dụng cho những công trình có diện tích lớn để có thể tối ưu hóa chi phí.
  • Giải pháp phun PU Foam không khuyến khích sử dụng cho những công trình có diện tích quá nhỏ bởi giá thành thi công sẽ rất cao và tốn nguyên vật liệu.

Ứng dụng của PU Foam cách nhiệt 

Chất liệu PU Foam cách nhiệt đã được ứng dụng phổ biến ở Châu Âu như Anh, Mỹ, Úc, … hay các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,… trong cách nhiệt, chống nóng công trình dân dụng và công nghiệp. Tại Việt Nam, tuy dòng vật liệu này chưa thật sự phổ biến, nhưng nó đang dần trở thành xu hướng trong ngành xây dựng hiện nay.

Cụ thể, sản phẩm đã được ứng dụng trong:

PU Foam được sử dụng trong cách nhiệt kho lạnh

Cách nhiệt mái nhà bê tông bằng giải pháp phun PU Foam

Ứng dụng của Foam trong cách nhiệt trần nhà

  • Cách nhiệt tường nhà hiệu quả
  • Chống nóng mái nhà như mái tôn, mái bê tông, mái ngói, …
  • Cách nhiệt, bảo ôn kho lạnh
  • Cách nhiệt, bảo ôn khoang hầm tàu thuyền
  • Cách nhiệt, bảo ôn bồn téc
  • Cách nhiệt đường ống công nghiệp
  • Hay sử dụng trong sản xuất các ngành công nghiệp như tủ lạnh, bình năng lượng mặt trời, bình nóng lạnh, ….

Cách lựa chọn Polyols chuyên dụng để sản xuất PU Foam

Phần đầu bài, bạn đã biết PU Foam được cấu tạo bởi hai chất đó là: hóa chất đen và hóa chất trắng, hay còn được gọi theo thứ tự lần lượt là hóa chất Isocyanate và Polyol.

Trong đó Isocyanate là chất đóng rắn và cố định 1 dòng sản phẩm là MR-200 (chỉ khác đơn vị sản xuất), còn Polyols là hóa chất quyết định những tính năng, đặc điểm của chất liệu PU Foam. Do đó, trên thị trường hiện nay có khá nhiều mã hóa chất chuyên dụng cho từng hạng mục thi công cách nhiệt cho công trình.

Để lựa chọn được mã hóa chất Polyols chuyên dụng cho hạng mục sản xuất và thi công, bạn sẽ cần phải nắm rõ các yếu tố này:

Hóa chất Isocianate – Chất đóng rắn

  • Yếu tố 1: Yêu cầu và khả năng cách nhiệt. Ví dụ bạn cần cách nhiệt ở nhiều độ -5°C, -10°C, …. thì sẽ có tường dòng polyols khác nhau.
  • Yếu tố 2: Đặc điểm về yêu cầu thi công, sản xuất foam. Ví dụ bạn yêu cầu phun vào bề mặt nào của công trình? Vào khe, bề mặt trần, vào kính, … Những yếu tố này cũng sẽ quyết định đến việc chọn mã sản phẩm.
  • Yếu tố 3: Cân đối về giá thành nguyên liệu. Tùy vào ngân sách của bạn để chọn dòng vật liệu có tỷ trọng cao hay thấp.
  • Yếu tố 4: Yêu cầu về độ bám dính trên chất liệu khác.
  • Yếu tố 5: Yêu cầu về độ chống cháy
  • Yếu tố 6: Yêu cầu về độ cứng/mềm của lớp PU Foam
  • Yếu tố 7: Yêu cầu về tốc độ nở trong quá trình sản xuất và thi công.
  • Yếu tố 8: Yêu cầu về tuổi thọ của lớp PU Foam.
  • Yếu tố 9: Điều kiện môi trường

Tân Phú Minh hiện đang là đơn vị chuyên nhập khẩu, phân phối vật tư, nguyên vật liệu Isocyanate và Polyols Chuyên dụng cách nhiệt, cách âm, chống cháy từ những nhà sản xuất hàng đầu của Đức, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,… 

Chúng tôi xin giới thiệu các mã Polyols chuyên dụng trong từng hạng mục thi công cách nhiệt cho công trình:

Polyols chuyên dùng tạo foam cách nhiệt trần mái bê tông, kho lạnh

Polyols chuyên dùng tạo foam cách nhiệt bình năng lượng mặt trời

Polyols chuyên dùng tạo foam cách nhiệt trần mái tôn hiệu quả

  • Mã hóa chất PIUSYS-740NF POLYOLS – Tạo xốp pu foam cách nhiệt mái bê tông, kho lạnh
  • Mã hóa chất SPU-CHB3 POLYOLS – Tạo xốp pu foam cách nhiệt (trần, mái)
  • DONSPRAY-502B1 – POLYOLS – Tạo xốp pu foam chống cháy – cách nhiệt hầm máy tàu thủy
  • B-168Y POLYOLS – Tạo xốp pu foam cách nhiệt (đổ rót) cách nhiệt bình nóng lạnh, bình năng lượng mặt trời
  • SPU-CH102SWH POLYOLSTạo xốp pu foam cách nhiệt bình năng lượng mặt trời (hệ đổ rót)
  • B-392W1 POLYOLS – Tạo xốp pu foam ( hệ đổ rót) cách nhiệt đường ống Chiller

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại can 20kg, 30kg với những khách hàng muốn mua lẻ hóa chất Isocyanate và Polypols

TÂN PHÚ MINH CAM KẾT:

  • Sản phẩm được nhập khẩu & phân phối từ các hãng có thương hiệu hàng đầu thế giới.
  • Hàng luôn sẵn trong kho Hà Nội & Tp. Hồ Chí Minh, đáp ứng nhanh mọi nhu cầu của bạn.
  • Cam kết về đơn giá cạnh tranh nhất thị trường.
  • Chính sách bảo hành, đổi trả linh hoạt cho khách hàng.
  • Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ (CO,CA), test report đầy đủ, chính xác…
  • Bộ máy tổ chức luôn tuân thủ các quy trình hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:200.
  • Cung cấp sản phẩm chuyên dụng cho từng mục đích sử dụng của Quý khách hàng nhằm tối ưu chi phí nhất.

Quý khách có nhu cầu sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và báo giá với ưu đãi tốt nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:

Điện thoại (HN): (024) 62949986_ (HCM): (028) 73007864 _ Hotline: 0987 258686 

E-mail: tanphuminhcorp@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tanphuminhcorp/

Tags:
.
.
.
.