fbpx

LỚP LA PHÔNG CÁCH NHIỆT BẰNG DÒNG VẬT LIỆU NÀO?

Lợp la phông cách nhiệt (cách nhiệt trần nhà) là giải pháp giúp giảm nhiệt độ cho ngôi nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Thời tiết nắng gắt sẽ khiến những ngôi nhà mái tôn, nhà cấp 4, nhà không có trần cách nhiệt trở lên nóng bức và khó chịu. Giải pháp lợp la phông cách nhiệt sẽ giúp ngăn chặn nhiệt độ mái lan tỏa xuống không gian trong nhà. Ngoài ra giải pháp này sẽ giúp hạn chế việc sử dụng quá tải các thiết bị điện làm mát, tiết kiệm điện năng và tiền điện hàng tháng, đảm bảo kết cấu bền vững cho công trình. 

Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển, các dòng vật liệu ngày càng hiện đại với nhiều tính năng ưu việt hơn. Bài viết dưới đây, Tân Phú Minh sẽ chia sẻ chi tiết về các loại dòng vật liệu mang lại khả năng chống nóng trần nhà hiệu quả.

4 dòng vật liệu thường được lựa chọn để lợp la phông cách nhiệt phổ biến hiện nay

Chống nóng trần nhà bằng trần nhựa

Trần nhựa được làm chủ yếu từ bột nhựa pVC kết hợp một số chất phụ gia khác  tạo độ dai và khả năng chống cháy, cách nhiệt. Loại trần này được chia thành 2 loại phổ biến đó là thông thường và cách nhiệt.

Loại thông thường sẽ không có xốp nên không có khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt. Loại trần nhựa cách nhiệt sẽ có một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên với độ dày là 5cm hoặc 8cm.

Trần nhựa được xếp thứ 5, dòng sản phẩm này có giá thành khá rẻ tuy nhiên dễ bám bụi và chỉ được lựa chọn màu có sẵn

Loại vật liệu này có giá thành khá rẻ và có thể sơn trực tiếp lên bề mặt, tuy nhiên mẫu mã, màu sắc sản phẩm bị hạn chế, chỉ được lựa chọn mẫu có sẵn. Nhìn tổng quát, sản phẩm kém sang hơn các dòng vật liệu khác. Đặc biệt trần nhựa rất dễ bị bám bụi và vết bẩn của côn trùng nên không chỉ phải thường xuyên phải lau dọn mà sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của trần nhà.

Lợp la phông cách nhiệt bằng trần thạch cao 

Trần thạch cao được sử dụng rất phổ biến trong các công trình dân dụng và công nghiệp của người dân Việt. Không thể phủ nhận vẻ đẹp của trần thạch cao, đặc biệt dòng sản phẩm này có thể thiết kế thành nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, lại dễ dàng phối màu nên mang lại vẻ khá độc đáo cho trần nhà.

Tấm cách nhiệt chống nóng trần nhà

Trần thạch cao được rất nhiều gia chủ yêu thích lựa chọn, tuy nhiên dòng sản phẩm này chỉ nên thi công ở những tầng dưới cùng vì khả năng chống nóng không cao

Sản phẩm có thể được thi công theo nhiều phong cách khác nhau như trần thả, trần chìm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của sản phẩm thì tấm thạch cao còn tồn tại khá nhiều nhược điểm khiến nhiều gia chủ e ngại khi sử dụng sản phẩm này, đặc biệt là thi công tại trần mái ở tầng cao nhất:

  • Khả năng chịu nước kém: Công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O  CASO4 . 1/2H2O + 3/2 H2O. Do đó sau một thời gian khi gặp nước thạch cao sẽ bị phân hủy.
  • Tuổi thọ của tấm thạch cao thấp: Chỉ trong khoảng 5 – 10 năm. Sau thời gian đó trần thạch cao có thể bị nứt các mối tiếp giáp khiến bạn phải mất thêm chi phí sửa chữa lại toàn bộ trần.
  • Khả năng chống nóng không cao: Nếu nhiệt độ mái bị hấp thụ xuống phía dưới từ 35 độ C trở lên thì tấm thạch cao sẽ không phát khả năng cách nhiệt, chống nóng của nó.

Chống nóng trần nhà bằng trần nhôm

Trần nhôm là loại trần có bề mặt sơn tĩnh điện cao cấp được đục lỗ hoặc có gờ và còn có tên gọi khác là trần kim loại. Độ dày của tấm hợp kim nhôm từ 0.5mm trở lên và được thiết kế với nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau.

Trần nhôm thường được lắp đặt ở các phòng học, văn phòng vì có độ bền và ít bị cong vênh khi sử dụng trong thời gian dài

Nổi bật về độ bền, ít bị cong vênh khi sử dụng trong thời gian dài, nên trần nhôm được sử dụng khá nhiều trong các công xưởng, văn phòng, trường học. Thêm vào đó là sản phẩm có khả năng chống thấm nước cao, dễ dàng cải tạo, thay mới. Tuy nhiên, trần nhôm vẫn chưa phải là phương án tối ưu nhất để bạn lựa chọn.

Bởi sản phẩm vẫn còn tồn tại những nhược điểm phải kể đến đó là:

  • Mẫu mã và màu sắc bị hạn chế: So với trần thạch cao thì trần nhôm kém thẩm mỹ hơn, nó khó thiết kế thành nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau, nên không phù hợp với nhiều phong cách nhà ở, khách sạn, nhà hàng.
  • Trong trường hợp sử dụng lâu dài, dòng sản phẩm này sẽ vấn đề không an toàn vì bị hở điện, do đó các hệ thống máy móc, điều hòa, đèn chiếu sáng, quạt trần, …cần được bảo hộ cẩn thận và cách điện tuyệt đối.
  • Khi có con vật chạy qua hay khi có gió lốc, trần nhôm sẽ tạo nên tiếng ồn rất khó chịu.
  • Chi phí lắp đặt trần nhôm cao hơn 2 – 3 lần trần thạch cao.

Lợp la phông cách nhiệt bằng tấm cách nhiệt Takani

Tấm cách nhiệt chống nóng trần nhà

Tấm cách nhiệt Takani vừa mang lại khả năng chống nóng cho trần nhà vừa tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.

Sản phẩm được cấu tạo bởi lớp lõi PIR và 2 lớp bề mặt xi măng polyme chuyên dụng. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ Nhật Bản hiện đại.

Tấm cách nhiệt Takani – Vật liệu xây dựng đương đại hiện nay

Sản phẩm có những ưu điểm vượt trội đó là:

  • Độ bám dính tốt: Chất liệu bề mặt của tấm là lớp xi măng polyme, tạo độ bám dính cho lớp sơn bả hoàn thiện.
  • Khả năng cách nhiệt tuyệt vời: Tấm Takani có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp, ~ 0.021w/m.k mang lại khả năng chống nóng hiệu quả hơn tấm gạch mát (với hệ số dẫn nhiệt ~ 0.023w/m.k).
  • Tấm Takani là vật liệu đẳng nhiệt: Sản phẩm sẽ không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt trần và khe nối giữa các tấm.
  • Tuổi thọ cao: Chất liệu lõi PIR giúp nâng cao tuổi thọ giải pháp > 320 năm.
  • Khả năng chống thấm cao: Là vật liệu có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, khả năng tự chống thấm cao, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Tỷ suất hút nước của tấm Takani ≈ 36,5 g/m2 sau khi ngâm trong nước 48 giờ đồng hồ.
  • Khả năng cách âm tốt: Sản phẩm có cấu trúc tế bào ô kín, phân bổ đều đặn với mật độ cao nên có khả năng cách âm triệt để. Sản phẩm đạt hiệu quả cách âm tới 23dB (đã được test tại phòng thí nghiệm).
  • Trọng lượng nhẹ: Dễ dàng lắp đặt, tiến độ thi công nhanh.
  • Mẫu mã trần đa dạng: Tấm cách nhiệt Takani có thể thi công thành nhiều mẫu mã trần khác nhau như tấm thạch cao.

Tấm cách nhiệt chống nóng trần nhà

Cách thi công tấm cách nhiệt Takani

Cách thi công tấm Takani khá giống với thi công tấm thạch cao. Dưới đây là 5 bước thực hiện thi công tấm Takani làm trần thả, giật cấp bao gồm:

  • Bước 1: Lắp dựng khung xương

Có thể sử dụng khung xương trần thả sẵn có trên thị trường (tăng đơ và khung treo..), do tấm Takani có trọng lượng nhẹ nên có thể giảm lược phần khung xương không cần thiết theo khoảng cách và khổ của Takani , hoặc khung xương tự thiết kế theo thực tế công trình. 

  • Bước 2: Định vị tấm Takani lên khung xương bằng vít tự khoan và keo dính sắt 
  • Bước 3: Xử lý các mối nối giữa các tấm Takani bằng băng dính lưới và bột bả 
  • Bước 4: Bả toàn bộ bề mặt Takani (hoặc lăn/phun sơn trực tiếp lên bề mặt Takani). 
  • Bước 5: Lăn/phun sơn hoàn thiện lên bề mặt trần Takani hoặc bằng các cách khác phù hợp.

Tấm cách nhiệt chống nóng trần nhà loại nào tốt nhất?

Với những thông tin cung cấp ở trên, chắc chắn bạn đã nhận ra dòng vật liệu nào mang lại hiệu quả chống nóng tốt nhất hiện nay. Chất liệu PIR có hệ số dẫn nhiệt thấp nhất hiện nay mang lại khả năng chống nóng hiệu quả nhất.

Chính những ưu điểm vượt trội của tấm Takani nên sản phẩm được rất nhiều gia chủ lựa chọn thi công hiện nay. Sản phẩm có giá thành dao động khoảng 170.000VNĐ – 340.000 VNĐ/m2 tùy vào độ dày từng tấm.

Tân Phú Minh luôn tự hào là nhà nhập khẩu, phân phối độc quyền tấm Takani (PIR) – Cách nhiệt hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tấm cách nhiệt Takani số 1 Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và báo giá chi tiết nhất!

Hotline: 0987 258686

Hoặc e-mail: tanphuminhcorp@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tanphuminhcorp/

Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 3 , Đê Đại Hà, xóm 10, Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại(HN): (024) 62949986

Chi nhánh HCM:27 KP6, Trần Thị Do, P. Hiệp Thành, Q.12, TP. HCM

Điện thoại(HCM): (028) 73007864

Tags:
.
.
.
.