Việc giảm hấp thụ nhiệt từ mái tôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt khi tỷ lệ các công trình sử dụng mái tôn ngày càng tăng. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, dễ thi công, tính thẩm mỹ cao thì mái tôn lại là một dòng vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt lượng rất lớn. Do đó, bài viết dưới đây, Tân Phú Minh sẽ chia sẻ 05 cách làm mái tôn chống nóng hiệu quả phổ biến năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn có thể lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho công trình của mình.
Sơn chống nóng mái tôn
Sơn mái tôn là giải pháp được ứng dụng khá “rầm rộ” hiện nay. Sơn mái tôn không chỉ có tác dụng làm mới, làm đẹp mà nhớ màu sắc và độ bóng của sơn sẽ giúp làm tăng khả năng phản xạ nhiệt. Ngoài ra khi lớp sơn được phun trên bề mặt mái tôn sẽ giúp tăng độ dày mái, làm giảm khả năng truyền nhiệt của tôn.
Biện pháp chống nóng này tương đối dễ thi công, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế được sự tác động của thiên tai tới bề mặt mái tôn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sơn đã cho ra mắt những dòng sơn được quảng cáo là “Sơn chống nóng chuyên dụng cho mái tôn”. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chống nóng của nó chỉ đạt mức trung bình, giúp giảm từ khoảng 2 – 4 độ C.
Sơn chống nóng mái tôn – Giải pháp được nhiều người biết tới
Chỉ khi bạn phun với độ dày của lớp sơn lên gấp đôi, gấp ba thì hiệu quả cách nhiệt mới có thể đạt ngưỡng 12 – 20 độ C. Tuy nhiên, cách này sẽ khá tốn kém chi phí.
Ngoài ra độ bền của lớp sơn chống nóng có hiệu quả cao nhất chỉ từ 3 – 5 năm (phun 2 lớp). Đến năm thứ 6 hiệu quả sẽ không đạt được như ban đầu do đó các gia chủ sẽ phải sơn lại thêm một lần nữa. Điều này rất bất tiện với những công trình có tuổi thọ cao như nhà ở dân dụng hay kho xưởng có diện tích lớn với thời hạn hợp đồng lâu năm.
Lắp đặt hệ thống phun sương trên mái tôn
cách chống nóng mái tôn này thường được sử dụng ở những công trình có diện tích mái nhỏ và nơi có sẵn nguồn nước tự nhiên.
Hệ thống vòi phun nước, phun sương sẽ được lắp đặt cố định trên mái tôn. Nước được phun trên mái sẽ giúp hạ nhiệt mái tôn, đặc biệt là những hôm trời nắng gắt.
Tuy nhiên giải pháp chưa thật sự đạt hiệu quả chống nóng cao. Ngoài ra, nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến mái tôn bị giảm tuổi thọ, lớp sơn bị bong và gỉ sét do điều kiện ẩm ướt lâu ngày.
Giải pháp lắp đặt hệ thống phun sương không mang lại hiệu quả chống nóng cao
Bên cạnh đó, nguồn nước sử dụng để phun lên mái tôn còn phải là nguồn nước ngọt sạch, không chứa tạp chất, không nhiễm kiềm, phèn, axit.
Theo như đánh giá của nhiều chủ đầu tư đã thi công giải pháp này, về mặt kinh tế khá tốn kém. Chi phí nước, điện để duy trì liên tục trong những tháng hè là không hề nhỏ.
Lắp đặt mút xốp, bông khoáng, túi khí
Đây là những dòng vật liệu rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên hiệu quả chống nóng của những sản phẩm này không cao. Ngoài ra, đây là phương pháp chống nóng bổ sung nên quy trình thi công khá phức tạp và tốn kém, chất lượng và thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như vật liệu, tay nghề đơn vị thi công, …
Là phương pháp chống nóng bổ sung nên quy trình thi công khá phức tạp
Sử dụng tấm tôn PU cách nhiệt
Vào những ngày đầu ra mắt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự ưu ái của các chủ đầu tư. Hầu hết những công trình kho xưởng đều sử dụng tấm Panel PU để lợp mái để chống nóng.
Bởi vì ai cũng biết rằng bọt xốp PU Foam có khả năng chống nóng, cách âm, chống cháy lan tốt. Chất liệu đã được ứng dụng để sản xuất trong tủ lạnh, bình giữ nhiệt, bình năng lượng mặt trời.
Và tôn xốp PU Foam cũng được cấu tạo bởi lớp lõi PU ở giữa. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các chủ đầu tư nhận ra hiệu quả chống nóng của tôn xốp không đạt như mong muốn.
Cấu tạo của tấm tôn PU thường thi công cho nhà xưởng, kho
Do lớp lõi xốp PU được sản xuất với tỷ trọng thấp. Lớp xốp được cấu tạo bởi 50% closed cell & 50% opencell nên chỉ đạt tỷ trọng trung bình khoảng 18kg/m3. Do đó hiệu quả cách nhiệt của sản phẩm không cao.
Do lõi xốp PU có tỷ trọng thấp chỉ đạt 50% closed cell nên hiệu quả chống nóng không cao
Các nhà sản xuất tôn xốp PU phải hạ tỷ trọng sản phẩm xuống để đảm bảo giá thành đầu ra của sản phẩm hợp lý với túi tiền của chủ đầu tư. Tuy nhiên, kéo theo đó là hiệu quả chống nóng bị giảm, do đó khi thi công tôn xốp, các kho xưởng vẫn tồn tại tình trạng nóng bức, khó chịu “như thường”.
Sử dụng tấm cách nhiệt đương đại để chống nóng mái tôn
2 Dòng vật liệu được ưa chuộng hiện nay đó chính là xốp cách nhiệt XPS và tấm cách nhiệt Takani. Đây là 2 dòng vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp, đạt hiệu quả chống nóng cao. Ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, đặc biệt khi thi công trên mái tôn.
Tuy nhiên mỗi sản phẩm sẽ phát huy tối đa công năng nếu được ứng dụng phù hợp với từng hạng mục thi công.
Cách làm mái tôn chống nóng bằng xốp XPS – Vật liệu đương đại
Xốp XPS là dòng vật liệu được làm từ phân tử Extruded Polystyrene khép kín. Thông qua dây truyền sản xuất hiện đại, các phân tử này giãn nở, tạo cứng và đúc ép thành các tấm xốp với cấu trúc hàn kín và có bọt. Sản phẩm có màu vàng, kích thước tấm là 600x1200mm với độ dày là 25mm, 30mm, 40mm, 50mm. Tuy nhiên để chống nóng cho mái tôn, thường người ta chỉ sử dụng tấm dày 20 – 30mm.
Xốp chống nóng XPS – Dòng vật liệu đương đại hiện nay
Những ưu điểm nổi bật của xốp XPS
- Khả năng chống nóng hiệu quả: Được làm từ phân tử Extruded Polystyrene khép kín nên hệ số dẫn nhiệt của sản phẩm khá thấp chỉ 0.0289 w/m.k, mang lại khả năng cách nhiệt hiệu quả. Giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng tiêu thụ hàng năm.
- Khả năng cách âm tốt: Xốp XPS có cấu trúc ô kín đặc biệt khiến âm thanh đi qua bị giảm đáng kể nên được ứng dụng làm vật liệu cách âm trong quán karaoke, phòng hát.
- Trọng lượng nhẹ: Tấm có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng cắt xén và lắp đặt thi công.
- Độ bền và chịu được lực nén cao: Với cấu trúc được hàn kín, bên trong có các bọt khí xen kẽ nhằm giúp sản phẩm vừa có tỉ trọng nhẹ, lại có lực đàn hồi tốt cùng độ cứng cơ học vượt trội.
- Khả năng chống thấm, chống ẩm hoàn hảo: Được tạo nên từ chất nhựa dẻo PS, giúp sản phẩm có khả năng ngăn nước, chống ẩm. Theo kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kiểm định vật liệu xây dựng, khả năng ngấm nước của vật liệu chỉ khoảng 1 % so với thể tích của chúng.
- Thân thiện với môi trường và con người: Xốp XPS ổn định về cấu trúc hóa học, không độc hại, không mùi nên quá trình sử dụng không gây ra chất nguy hiểm. Đặc biệt sản phẩm không hề bị nấm mốc, ăn mòn, hay phân hủy
Sử dụng xốp XPS chống nóng mái tôn khá hiệu quả
Đối với những công trình cũ, cần cải tạo chống ồn, cách âm mái tôn, các chủ đầu tư nên lựa chọn giải pháp lắp đặt tấm xốp XPS bên trên mái tôn cũ. Với công dụng chống nóng, chống thấm, chống rò rỉ nước mưa, xốp XPS sẽ hạn chế tác hại của tia cực tím, sự ăn mòn của thời gian và hỏng hóc do con người gây ra. Đây là giải pháp được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Hoặc sau khi phủ một lớp XPS lên bề mặt mái tôn thì bạn có thể lợp phủ thêm 1 lớp tôn mạ màu mới và liên kết bằng hệ vít tôn chuyên dụng vào hệ xà gồ hiện trạng. Giải pháp này giúp mái hoạt động như hệ mái Panel XPS.
Cách làm mái tôn chống nóng bằng tấm Takani – Công nghệ Nhật Bản
Tấm Takani có cấu tạo bởi 3 lớp với 2 lớp ngoài là xi măng polyme đặc chủng và lớp lõi giữa là PIR có khả năng chống nóng, cách nhiệt, chống nước và chống cháy. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản với trọng lượng nhẹ chỉ 1.2 – 2.4kg/m2 tùy theo độ dày của tấm.
Tấm Takani được cấu tạo bởi lớp lõi PIR có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy lan cao
Những ưu điểm nổi bật của tấm Takani
- Tỷ suất truyền nhiệt chỉ 0.021w/m.k: Mang lại khả năng chống nóng, cách nhiệt hiệu quả, đặc biệt với mái bê tông – Nơi hấp thụ lượng nhiệt rất cao trong những ngày hè, vừa giúp không gian trong nhà trở nên mát mẻ, vừa tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.
- Tuổi thọ cao: Chất liệu lõi PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng Hòa Liên Bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ tuổi thọ trên 70 năm, phù hợp với những công trình dân dụng cấp 1.
- Tính cơ lý tốt: Tấm Takani là vật liệu đẳng nhiệt do đó nó không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt phần mái trần.
- Khả năng chống thấm cao: Sản phẩm có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.
- Độ bền nén cao: Ngay cả sau 50 năm sử dụng vẫn duy trì được độ bền vững cho công trình.
- Trọng lượng nhẹ: Sản phẩm có trọng lượng nhẹ chỉ 1.2 – 2.4kg/m² tùy theo độ dày từng loại nên dễ dàng cắt xén nên vận chuyển thuận tiện, thi công dễ dàng và giảm tối đa tỷ trọng cho công trình.
Tấm Takani có thể được lắp đặt bên dưới mái tôn
Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng thi công trên mái tôn
Nên sử dụng giải pháp nào chống nóng cho mái tôn hiệu quả?
Nhìn chung mỗi giải pháp sẽ có một đặc điểm và tính ưu việt riêng, tuy nhiên, để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất, giải quyết tất cả vấn đề chủ đầu tư thường hay gặp phải thì sử dụng tấm cách nhiệt đương đại sẽ là cách chống nóng mái tôn tốt nhất. Giải pháp sẽ đảm bảo được các yếu tố như:
- Tuổi thọ lâu dài
- Hiệu quả chống nóng tốt, có khả năng cách âm, chống thấm nước cao
- Tiết kiệm điện năng
- Chi phí bảo hành thấp
- Trọng lượng nhẹ, thi công nhanh, dễ dàng
- …
Trên đây là các cách làm mái tôn chống nóng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra phương án hợp lý cho công trình của mình.
Tân Phú Minh – Nhà cung cấp và phân phối chuyên nghiệp các hóa chất, nguyên vật liệu cách nhiệt, cách âm, chống cháy, tiêu âm,…hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách có nhu cầu sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và báo giá với ưu đãi tốt nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
Điện thoại (HN): (024) 62949986_ (HCM): (028) 73007864 _ Hotline: 0987 258686
E-mail: tanphuminhcorp@gmail.com