Tấm Foam cách nhiệt được cấu tạo từ lõi xốp PU Foam (Polyurethane) – Là một dòng vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ngày nay. Với khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy, chất liệu PU Foam đã được sử dụng để sản xuất các dòng vật liệu xây dựng hiện đại. Bài viết dưới đây, Tân Phú Minh sẽ giới thiệu chi tiết về cấu tạo, ưu điểm của tấm foam cách nhiệt. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về dòng chất liệu PIR hiện đại nhất hiện nay.
Tấm Foam cách nhiệt là gì?
Tấm Foam cách nhiệt được cấu tạo chính từ lõi xốp PU (Polyurethane) – là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Tấm Foam được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với những tính năng ưu việt. Sản phẩm mang đến cho người sử dụng một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu trong những ngày hè nóng nực. Ngoài ra, độ bền và khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn nên sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay!
Tấm foam được làm bằng chất liệu PU Foam
Bảng thông số kỹ thuật của tấm foam cách nhiệt
Các chỉ tiêu kỹ thuật | Đơn vị | Thông Số | |||
Tỷ trọng chất PU Foam | Kg/m3 | 45 – 55 | |||
Kích thước | mm | 1200 x 610 ; 1200 x 2440 | |||
Độ dày sản phẩm | mm | 20 | 30 | 40 | 50 |
Trọng lượng | Kg/m2 | 1,2 | 1,6 | 2,0 | 2,4 |
Tỷ suất hút nước | g/m2 | 36,5 | |||
Tỷ suất truyền nhiệt | Kcal/m.h.oC | 0.021 | |||
Độ bền nén | kN/m2 | > 140,978 | |||
khả năng cách âm | dB | > 23,08 | |||
Khả năng chống cháy | V | V0 (cấp chống cháy cao nhất) | |||
Độ giãn nở | T(oC) | -20 | 60 | 80 | |
% giãn nở | -102 | 84 | 113 |
Ưu điểm của tấm Foam cách nhiệt
Với những thông số trên, sản phẩm có được những ưu điểm vượt trội phải kể đến đó là:
- Hệ số dẫn nhiệt thấp: Sản phẩm có hệ số dẫn nhiệt thấp, chỉ 0,021Kcal/m.h.0C, giúp mang lại khả năng chống nóng, cách nhiệt hiệu quả, vừa giúp không gian trong nhà trở nên mát mẻ, vừa tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.
Làm vật liệu chống nóng hiệu quả
- Tuổi thọ cao: Chất liệu lõi PU có tuổi thọ cao, phù hợp với những công trình dân dụng cấp 1.
Sản phẩm có tuổi thọ cao
- Tính cơ lý tốt: Chất liệu PU Foam đẳng nhiệt, do đó nó không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt phần mái trần.
- Khả năng chống thấm cao: PU Foam có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.
- Độ bền nén cao: Ngay cả sau 50 năm sử dụng vẫn duy trì được độ bền vững cho công trình.
- Trọng lượng nhẹ: Sản phẩm có trọng lượng nhẹ chỉ 1.2 – 2.4kg/m² tùy theo độ dày từng loại nên dễ dàng cắt xén, vận chuyển thuận tiện, thi công dễ dàng và giảm tối đa tỷ trọng cho công trình.
- An toàn cho con người, thân thiện với môi trường: Chất liệu PU Foam không chất gây hại, không ẩm mốc, không hấp dẫn sâu bọ, vi khuẩn.
- Cách âm tốt: Sản phẩm có khả năng cách âm hiệu quả, giảm từ 50 – 70% tiếng ồn tác động từ bên ngoài.
- Gia tăng diện tích hữu ích khi xây mới: Chỉ với độ dày một nửa, sản phẩm có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt nên nó giúp gia tăng đến >3% diện tích sử dụng hữu ích mang lại lợi ích lớn nhất cho cả chủ đầu tư và người sử dụng.
So sánh tấm Foam cách nhiệt và tấm cách nhiệt PIR
PIR là dòng vật liệu cải tiếng từ PU (Polyurethane ), do đó các tính năng của PU và PIR đều có nét tương đồng nhau, tuy nhiên về cấu trúc hóa học và tính chất vật lý, PIR đều vượt trội hơn hẳn. Có thể nói, PIR được phát triển để thay thế cho PU và các dòng vật liệu truyền thống khác.
So sánh chất liệu PIR là dòng vật liệu cải tiếng từ PU với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn
Chất liệu PIR đang là sự lựa chọn số 1 trong ngành thực phẩm và hóa chất. Sản phẩm được ứng dụng để bảo ôn cách nhiệt cho những hệ thống đường ống và thiết bị có nhiệt độ âm cao.
Dưới đây là những ưu điểm của hợp chất PIR so với PU:
- Về cấu trúc hóa học: PIR có tính ổn định nhiệt cao hơn so với PU. Điều này là do trong cấu trúc hóa học các liên kết urethane của PU có một nguyên tử hydro không bền và bị phân tách ở nhiệt độ tương đối thấp. Ngược lại với PU, liên kết isocyanurate trong PIR không có nguyên tử hydro không bền, do đó ổn định hơn.
- Về tính chất vật lý: PIR có khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt hơn PU. Do đó chất liệu PIR thường được sử dụng trong cách nhiệt cho đường ống hay các bồn chứa trong khoảng nhiệt độ -196 độ C đến 150 độ C.
=> Do đặc tính bền nhiệt và khả năng chống cháy tốt nên chất liệu thường được ứng dụng cho những lĩnh vực có yêu cầu cách nhiệt ở điểu kiện khắc nghiệt như khí hóa lỏng tự nhiên ( LNG,-162 độ C), Ethylen hóa lỏng ( LEG,-104 độ C), bồn trộn nguyên liệu..
- Về vấn đề môi trường: PIR thân thiện với môi trường hơn. Trong quá trình phối trộn polyols và isocyanate để tạo ra thành phẩm PU người ta thường sử dụng thêm một lượng nhỏ các chất trợ nở giúp cho bọt xốp PU dày đặc hơn và đệm tốt hơn.
=> Tuy nhiên, những chất trợ nở này có tác động rất lớn đối với sự suy giảm tầng ôzôn. Do đó nhiều Nghị định đã đưa ra để hạn chế việc sử dụng các chất trợ nở có chứa clo như trichlorofluoromethane (CFC-11), nhưng đến hiện nay ở các nước đang phát triển vẫn sử dụng các chất trợ nở này.
Polyisocyanurate (PIR) là hợp chất cách nhiệt thế hệ mới với hiệu quả vượt trội hơn hẳn các dòng sản phẩm truyền thống hiện nay. Do đó các nhà cung cấp đã sử dụng chất liệu PIR để sản xuất các loại tấm cách nhiệt dùng trong các công trình xây dựng dân dụng cao cấp và công nghiệp.
Tấm cách nhiệt Takani có lớp lõi làm bằng chất liệu PIR và được sản xuất trên dây chuyền Nhật Bản hiện đại
Trên thị trường hiện nay, Tân Phú Minh là nhà phân phối độc quyền tấm cách nhiệt Takani (có cấu tạo lõi là chất liệu PIR). Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản. Quý khách có nhu cầu sử dụng,vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và báo giá với ưu đãi tốt nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
Điện thoại (HN): (024) 62949986_ (HCM): (028) 73007864 _ Hotline: 0987 258686
E-mail: tanphuminhcorp@gmail.com